Mekomoxin

Kháng sinh uống

Chỉ định

Điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm với Amoxicillin gây ra:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu– sinh dục.
– Bệnh ngoài da, viêm xương tủy.

Công thức

– Amoxicillin trihydrate tương đương
Amoxicillin...................................................... 250mg.
– Tá dược vừa đủ.................................................. 1 gói.
(Bột Ca cao, Lactose, Colloidal silicon dioxide, Crospovidone, Magnesium stearate, Đường trắng).

Dược lực học

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc họ b– lactam, nhóm penicillin loại A có hoạt phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương. Amoxicillin rất hữu hiệu trên các vi khuẩn đang tăng trưởng và phân bào bằng cách ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Dược động học

– Hấp thu Amoxicillin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với Ampicillin. Nồng độ đỉnh Amoxicillin trong huyết tương đạt khoảng 5mg/ ml sau khi uống liều 250mg từ 1– 2 giờ. Amoxicillin phân bố rộng rãi và có nồng độ khác nhau trong các mô và dịch cơ thể. Amoxicillin qua được nhau thai và một lượng nhỏ phân bố vào sữa mẹ.
– 25% Amoxicillin gắn với protein huyết tương. Thời gian bán thải của Amoxicillin khoảng 1– 1,5 giờ, có thể kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, bệnh nhân suy thận.
– Khoảng 60% liều uống Amoxicillin thải trừ ra nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Amoxicillin có nồng độ cao trong mật và một phần thải qua phân.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với kháng sinh nhóm Penicillin, Cephalosporin.
– Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ

– Dễ xảy ra với người mẫn cảm với Penicillin hoặc có tiền sử hen suyễn, sổ mũi mùa và nổi mề đay.
– Viêm miệng, lưỡi, buồn nôn, tiêu chảy, viêm kết tràng, viêm thận kẽ cấp, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu toan tính, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

– Khi có biểu hiện dị ứng phải ngưng điều trị với Amoxicillin và áp dụng trị liệu thay thế thích hợp.
– Chú ý trong thời gian điều trị có khả năng bị bội nhiễm vi nấm và các chủng vi khuẩn đề kháng.
– Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều.
THỜI KỲ MANG THAI– CHO CON BÚ:
– Chưa có bằng chứng về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng Amoxicillin cho người mang thai, tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết.
– Amoxicillin phân bố vào sữa mẹ, phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.

Tương tác

– Các kháng sinh kìm khuẩn như Cloramphenicol, Erythromycine, các Sulfamide hay Tetracycline có thể ảnh hưởng tới tác dụng diệt khuẩn của các Penicillin.
– Probenecid có thể làm giảm bài tiết Amoxicillin qua ống thận, làm gia tăng nồng độ thuốc trong máu hoặc gây độc tính.
– Không phối hợp với Allopurinol vì tăng nguy cơ dị ứng ở da.
QUÁ LIỀU:
– Các trường hợp quá liều với Amoxicillin thường không thể hiện triệu chứng. Sự mất cân bằng điện giải, nước nên được điều trị theo triệu chứng.
– Trong quá trình sử dụng liều cao Amoxicillin, phải duy trì thỏa đáng lượng nước thu nhận vào và đào thải ra ngoài theo đường tiểu để giảm thiểu khả năng tinh thể niệu Amoxicillin.

Hạn dùng

3 năm kể từ ngày sản xuất

Bảo quản

Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ ≤ 30oC, tránh ánh sáng.

Cách dùng

– Người lớn: uống 2– 4 gói x 2– 3 lần/ngày.
– Trẻ em: uống 25– 50 mg/kg/ngày, chia làm 2– 3 lần.
Liều thường dùng:
– Trẻ em trên 12 tuổi: dùng liều như người lớn.
– Trẻ em từ 5– 12 tuổi: uống 1– 2 gói/lần, ngày 2 lần.
– Trẻ em từ 1– dưới 5 tuổi: uống 1 gói/lần, ngày 2 lần.
– Trẻ em dưới 1 tuổi: uống 1/4– 1/2 gói/lần, ngày 2 lần.

Tiêu chuẩn

TCCS