Amoxicillin 500mg

Kháng sinh uống

Chỉ định

Cho các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn còn nhạy cảm như:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường mật, tiêu hoá, tiết niệu– sinh dục.
– Bệnh ngoài da.

Đóng gói

– Hộp 1 vỉ x 10 viên nang
– Hộp 2 vỉ x 10 viên nang
– Hộp 10 vỉ x 10 viên nang
– Hộp 20 vỉ x 10 viên nang
– Chai 100 viên nang
– Chai 500 viên nang

Công thức

– Amoxicillin trihydrate tương đương Amoxicillin.............. 500 mg.
– Tá dược vừa đủ.................................................................... 1 viên.
(Magnesium stearate)

Dược lực học

– Amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn, do thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn để ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzym tự hủy của thành tế bào vi khuẩn.
– Amoxicillin cũng như các aminopenicillin khác, có hoạt tính in– vitro chống đa số cầu khuẩn ưa khí gram dương và gram âm (trừ các chủng tạo penicillinase), một số trực khuẩn ưa khí và kỵ khí gram dương và một số xoắn khuẩn. Thuốc cũng có hoạt tính in– vitro chống một vài trực khuẩn ưa khí và kỵ khí gram âm, thuốc có tác dụng chống Mycoplasma, Rickettsia, nấm và virus.
– Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa amoxicillin và ampicillin. Theo thông báo của Chương trình giám sát quốc gia về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (ASTS, năm 1998) thì mức độ kháng ampicillin của E. coli là 66,7%; Salmonella typhi là 50%; Shigella là 57,7%; Acinetobacter spp. là 70,7%; các vi khuẩn đường ruột khác (Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia,...) là 84,1%; Streptococcus spp. là 15,4%; của các chủng Enterococcus spp. là 13,1% và các chủng trực khuẩn Gram âm khác (Achromobacter, Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella,...) là 66,7%. Các chủng Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae đã kháng ngày càng nhiều.

Dược động học

Amoxicillin bền trong môi trường acid dịch vị, hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, khoảng 60% liều uống amoxicillin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 – 8 giờ và một phần thải qua phân.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với các penicillin, cephalosporin.
– Bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ

– Thường gặp: ngoại ban, thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
– Ít gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens– Johnson.
– Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

– Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều.
– Định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong quá trình điều trị dài ngày.
– Khi có biểu hiện dị ứng phải ngưng điều trị với amoxicillin và áp dụng các trị liệu thay thế thích hợp.
– Trong quá trình sử dụng liều cao amoxicillin, phải duy trì thỏa đáng lượng nước thu nhận vào và đào thải ra ngoài theo đường tiểu để giảm thiểu khả năng tinh thể niệu amoxicillin.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY:
Thận trọng khi sử dụng cho người lái tàu xe hoặc vận hành máy.

Tương tác

– Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicillin qua đường thận.
– Nifedipine làm tăng hấp thu amoxicillin.
– Allopurinol làm tăng khả năng phát ban của amoxicillin.
– Các kháng sinh kìm khuẩn như chloramphenicol, erythromycin, các sulfonamide hay tetracycline có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của amoxicillin.
QUÁ LIỀU & CÁCH XỬ TRÍ:
– Các trường hợp quá liều với amoxicillin thường không thể hiện triệu chứng. Cần lưu ý đặc biệt đến cân bằng nước – điện giải.
– Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.

Hạn dùng

– 30 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC.

Cách dùng

– Theo chỉ dẫn của bác sỹ.
– Liều thường dùng:
+ Người lớn: uống 1 – 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày.
+ Trẻ em: uống 25 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Tiêu chuẩn

TCCS