Cefotaxime 1g
Kháng sinh tiêm
Chỉ định
Các bệnh nhiễm
khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxime bao gồm:
– Áp xe não, bệnh lậu, bệnh thương hàn.
– Viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ
viêm màng não do Listeria monocytogenes)
– Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng
(phối hợp với Metronidazole) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể
cả mổ nội soi, sinh mổ.
Đóng gói
Hộp
10 lọ thuốc bột pha tiêm.
Công thức
Cefotaxime sodium tương đương Cefotaxime ........................................................... 1g
Dược lực học
Cefotaxime là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế
hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Cefotaxime có tác
dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefotaxime bền vững
với đa số các beta– lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi
khuẩn Gram âm và Gram dương. Dược động học
Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm bắp. Khoảng
40% thuốc được gắn với protein huyết tương. Cefotaxime và Desacetylcefotaxime
phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt
mức có tác dụng điều trị khi viêm màng não. Cefotaxime đi qua hàng rào nhau
thai và có trong sữa mẹ. Thời gian bán hủy của Cefotaxime khoảng 1 giờ và của
chất chuyển hóa có hoạt tính Desacetylcefotaxime khoảng 1,5 giờ. Thuốc đào thải
chủ yếu qua thận.
Chống chỉ định
– Bệnh nhân mẫn cảm với Cephalosporin, tiền sử có phản
ứng phản vệ với Penicillin.
– Mẫn cảm với Lidocaine (nếu dùng Lidocaine làm dung
môi).
Tác dụng phụ
– Thường gặp: tiêu hóa: tiêu chảy – tại chỗ: viêm tắc
tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
– Ít gặp: máu: giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch
cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính.
tiêu hóa: thay đổi hệ vi khuẩn ở
ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa,
Enterobacter spp…
– Hiếm gặp: toàn thân: sốc phản vệ, các phản ứng quá
mẫn cảm – máu: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu – tiêu hóa:
viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile – gan: tăng bilirubin và
các enzym của gan trong huyết tương.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử
dụng thuốc.
Thận trọng
– Đối với những người bị
dị ứng với Penicillin có thể dị ứng chéo với Cefotaxime. Ngừng sử dụng khi có
phản ứng dị ứng với Cefotaxime.
– Nếu dùng đồng thời với thuốc có khả năng gây độc đối
với thận (ví dụ như các Aminoglycoside) thì phải theo dõi kiểm tra chức năng
thận.
– Thận trọng đối với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con
bú.
Tương tác
– Dùng đồng thời Cephalosporin với kháng sinh nhóm Aminoglycoside,
Colistin (kháng sinh Polymyxin): tăng tác dụng độc với thận.
– Cefotaxime làm tăng tác dụng độc đối với thận của
Cyclosporine.
– Cefotaxime và Ureidopenicillin (Azlocillin,
Mezlocillin): dùng đồng thời các thuốc này sẽ làm giảm độ thanh thải Cefotaxime
ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở người bệnh bị suy chức
năng thận. Phải giảm liều Cefotaxime nếu dùng phối hợp các thuốc đó. Người bệnh
bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ nếu dùng Cefotaxime
đồng thời Azlocillin.
– Cefotaxime có thể gây dương tính giả với test Coombs.
– Để tránh tương kỵ vật lý có thể xảy ra, không được
pha Cefotaxime với các dung dịch kiềm như dung dịch Sodium bicarbonate. Tiêm
Cefotaxime riêng rẽ, không tiêm cùng với Aminoglycoside hay Metronidazole.
Không được trộn lẫn Cefotaxime với các kháng sinh khác trong cùng một bơm tiêm
hay cùng một bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch.
QUÁ
LIỀU:
Trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi bệnh
nhân cẩn thận và điều trị hỗ trợ. Có thể thẩm phân máu để làm giảm nồng độ Cefotaxime trong máu.
Hạn dùng
3 năm kể từ ngày sản xuất
Bảo quản
– Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh
sáng.
– Nên tiêm, truyền dung dịch CEFOTAXIME ngay sau khi pha.
Dung dịch CEFOTAXIME ổn định ở nhiệt độ
phòng (25oC ± 2 oC) trong 18 giờ
hoặc 6 ngày ở tủ lạnh (5oC ± 2 oC).
Không tiêm truyền dung dịch sau thời gian này.
Cách dùng
Liều
lượng: Theo chỉ định của Bác sĩ. Liều
thường dùng:
– Người lớn và trẻ em trên 40kg: 1– 2g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong mỗi
12 giờ. Tối đa 12g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3– 6 lần. Liều thường
dùng đối với nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là trên 6g mỗi ngày.
– Trẻ em: 100– 150mg/kg thể trọng mỗi ngày (ở trẻ sơ
sinh là 50mg/ kg thể trọng) chia làm 2 đến 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200mg/kg (từ 100
đến 150mg/kg đối với trẻ sơ sinh)
– Trẻ sơ sinh thiếu tháng, độ thanh thải của thận chưa
hoàn chỉnh, do đó liều không nên quá 50mg/kg thể trọng mỗi ngày.
– Cần phải giảm liều Cefotaxime ở người bệnh bị suy
thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút): Sau liều tấn công ban đầu
thì giảm liều đi một nửa nhưng vẫn giữ nguyên số lần dùng thuốc trong ngày;
liều tối đa cho một ngày là 2 g.
– Điều
trị bệnh lậu: liều duy nhất 1g.
– Phòng
nhiễm khuẩn sau mổ: Tiêm 1 g trước khi làm phẫu thuật từ 30 đến 90 phút. Sinh
mổ thì tiêm 1 g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay khi kẹp cuống rau và sau đó 6 và
12 giờ thì tiêm 2 liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
– Thông
thường điều trị bằng Cefotaxime nên tiếp tục tối thiểu 2– 3 ngày sau khi các dấu
hiệu và triệu chứng biến mất.
Cách
dùng:
Tiêm
bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3– 5 phút, truyền
tĩnh mạch trong vòng từ 20– 60 phút). Nên dùng các dung dịch Cefotaxime 1gmới pha.
– Tiêm bắp: hòa tan 1g Cefotaxime trong 3 ml nước cất
vô khuẩn để pha tiêm.
– Tiêm
tĩnh mạch: hòa tan 1g Cefotaxime trong ít
nhất 4 ml nước cất vô khuẩn để pha tiêm.
– Tiêm truyền
tĩnh mạch: hòa tan 1– 2g Cefotaxime trong 50– 100ml dung dịch tiêm truyền như Sodium
chloride 0,9%, Glucose 5%.
Dung dịch đã pha có thể pha loãng đến 1000ml với các
dung dịch sau: Sodium chloride 0,9%, Glucose 5%, Glucose 5% và Sodium chloride
0,45%, Glucose 5% và Sodium chloride 0,9%, Ringer lactate.
– Để phòng ngừa viêm tĩnh mạch do tiêm
thuốc: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Để giảm đau do tiêm bắp: Pha thêm thuốc
tê Lidocaine với thuốc ngay trước khi tiêm.
Tiêu chuẩn
TCCS