Sparlox 200

Kháng sinh uống

Chỉ định

Điều trị những nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
– Đường hô hấp: nhất là đường hô hấp dưới như viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn, tai– mũi– họng,…
– Sinh dục– niệu đạo: viêm niệu đạo do lậu cầu hay không do lậu cầu, viêm bàng quang, viêm bể thận.
– Da và mô mềm: nhọt, áp xe…

Đóng gói

Hộp 1 vỉ x 10 Viên bao phim

Công thức

– Sparfloxacin………………………………………………200 mg
– Tá dược vừa đủ…………………………………………….1 viên
(Lactose, Tinh bột ngô, Croscarmellose sodium, Magnesium stearate, Colloidal silicon dioxide, Microcrystalline cellulose, Povidone, Hydroxypropylmethylcellulose, Titanium dioxide, Polyethylene glycol 6000, Polysorbate 80, Talc, Ethanol 96%).

Dược lực học

Sparfloxacin là kháng sinh thuộc nhóm Quinolone thế hệ 2, tác dụng kháng khuẩn của Sparfloxacin là do ức chế DNA gyrase, một Topoisomerase vi khuẩn, là một enzym cơ bản liên quan đến sự nhân đôi, sao chép và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Cơ chế tác dụng của thuốc khác với cơ chế tác dụng của các kháng sinh nhóm Beta– lactam, do đó Sparfloxacin có thể có hoạt tính với các mầm bệnh đề kháng với các kháng sinh Beta– lactam.
Sparfloxacin có tác dụng trên các chủng vi khuẩn sau: vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus pneumoniae (các chủng nhạy cảm Penicillin) Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn khác: Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae.

Dược động học

– Sparfloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng khoảng 90%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống thuốc 3 đến 6 giờ. Sparfloxacin phân bố rộng rãi trong các tế bào và dịch của cơ thể, nhưng chỉ có khoảng 45% gắn kết với protein huyết tương. Sparfloxacin được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua phân và nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa glucuronid.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
– Trẻ em dưới 18 tuổi.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tác dụng phụ

– Tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
– Xương khớp: gây đau nhức, kém phát triển xương khớp nhất là ở trẻ em đang độ tuổi phát triển.
– Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
– Các tác dụng không mong muốn khác: các phản ứng dị ứng, nhạy cảm với ánh sáng.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng hoặc tia UV.
– Lưu ý khi lái xe và vận hành máy vì thuốc có thể gây hoa mắt hay chóng mặt.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: không được sử dụng Sparfloxacin vì thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.

Tương tác

– Do Sparfloxacin gây kéo dài khoảng QT nên tránh kết hợp với các thuốc có tác dụng tương tự như Astemizole và Terfenadine, Cisapride, Erythromycin, Pentamidine, Phenothiazines, hoặc thuốc kháng trầm cảm 3 vòng.
– Thuốc kháng acid (có chứa muối Aluminium và Magnesium), thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất (có chứa sắt và kẽm) làm giảm sự hấp thu của Sparfloxacin.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
– Triệu chứng thường gặp của quá liều Sparfloxacin là nhịp tim bất thường hoặc nhịp chậm.
– Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.

Hạn dùng

3 năm kể từ ngày sản xuất

Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.

Cách dùng

– Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Liều đề nghị:
+ Người lớn:
– Uống 1 – 2 viên ngày đầu tiên, sau đó uống ½ – 1 viên /lần /ngày, trong 7– 10 ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
– Viêm xoang cấp: uống 2 viên ngày đầu tiên, sau đó uống 1 viên/ngày trong 4 ngày.
+ Bệnh nhân suy thận:
– Độ thanh thải creatinin < 50ml/phút: uống 2 viên ngày đầu tiên, sau đó mỗi 48 giờ uống 1 viên.

Tiêu chuẩn

TCCS