Ceftriaxone 1g

Kháng sinh tiêm

Chỉ Định

Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxone bao gồm:
– Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
– Nhiễm khuẩn tai mũi họng, đường hô hấp dưới.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu– thận.
– Lậu, thương hàn, giang mai.
– Nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm và các vết thương.
– Nhiễm khuẩn vùng bụng (viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường dẫn mật, dạ dày– ruột).
– Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp.

Đóng gói

Hộp 10 lọ thuốc bột pha tiêm.

Công thức

Ceftriaxone sodium tương đương Ceftriaxone ............................................................................. 1g

Chống chỉ định

– Bệnh nhân mẫn cảm với Cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với Penicillin.
– Không dùng đồng thời Ceftriaxone với Calcium hoặc các sản phẩm có chứa Calcium.
– Mẫn cảm với Lidocaine (nếu dùng Lidocaine làm dung môi).

Tác dụng phụ

– Thường gặp: tiêu hóa: tiêu chảy – da: ngứa, nổi ban.
– Ít gặp: toàn thân: sốt, viêm tĩnh mạch, phù – máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
– Hiếm gặp: toàn thân: đau đầu, chóng mặt, sốc phản vệ – máu: thiếu máu, rối loạn đông máu – tiêu hóa: viêm đại tràng có màng giả.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

– Đối với những người bị dị ứng với Penicillin có thể dị ứng chéo với Ceftriaxone. Ngừng sử dụng khi có phản ứng dị ứng với Ceftriaxone.
– Với người bị suy giảm cả chức năng gan và thận, phải thận trọng xem xét liều dùng, khôngnên vượt quá 2g/ngày.
– Nên tránh dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bilirubine huyết cao, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
Thận trọng khi dùng Ceftriaxonecho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tương tác

– Có thể xảy ra phản ứng có hại dẫn đến tử vong đối với bệnh nhân dùng đồng thời Ceftriaxone với Calcium hoặc sản phẩm có chứa Calcium.
– Aminoglycoside, Colistin, Furosemide có thể làm tăng độc tính đối với thận của Ceftriaxone.
– Probenecid có thể làm tăng nồng độ Ceftriaxone trong huyết tương.
– Ceftriaxone có thể gây dương tính giả với các xét nghiệm đường niệu dùng phương pháp khử đồng nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp enzym.
– Để tránh tương kỵ vật lý có thể xảy ra, không được pha Ceftriaxone với các dung dịch có chứa Calcium và không được pha lẫn với các Aminoglycoside, Amsacrine, Vancomycin hoặc Fluconazole. Cần tráng rửa cẩn thận dây truyền hoặc bơm tiêm bằng dung dịch Sodium chloride 0,9% giữa các lần tiêm Ceftriaxone và các thuốc khác.
QUÁ LIỀU:
Trong trường hợp quá liều, không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nên điều trị triệu chứng.

Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc hết hạn dùng.

Bảo quản

– Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
– Nên tiêm, truyền dung dịch Ceftriaxone ngay sau khi pha.
Dung dịch Ceftriaxone ổn định ở nhiệt độ phòng (25oC ± 2 oC) trong 18 giờ hoặc 6 ngày ở tủ lạnh (5oC ± 2 oC). Không tiêm, truyền dung dịch sau thời gian này.

Cách dùng

Liều lượng: Theo chỉ định của bác sỹ. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Người lớn và trẻ em trên 40kg: 1– 2g/ngày, tiêm 1 lần hoặc chia đều làm 2 lần.
Trường hợp nặng có thể dùng đến 4g/ngày.
Để dự phòng trong phẫu thuật: tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 1 liều duy nhất 1g từ 30– 120 phút trước khi phẫu thuật.
+ Trẻ em: 50– 75mg/kg/ngày, tiêm 1 lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tổng liều không vượt quá 2g mỗi ngày.
+ Trẻ sơ sinh: 50mg/kg/ngày.
– Viêm màng não: liều khởi đầu là 100mg/kg (không quá 4 gam). Sau đó tổng liều mỗi ngày: 100mg/kg, tiêm 1 lần/ngày trong thời gian 7– 14 ngày.
– Thông thường điều trị bằng Ceftriaxonenên tiếp tụctối thiểu 2 ngày sau khi các dấu hiệu và triệu chứng biến mất.
Cách dùng: Nên dùng các dung dịch Ceftriaxone mới pha.
– Tiêm bắp: hòa tan 1g Ceftriaxone trong 3,5ml dung dịch Lidocaine 1%.
– Tiêm tĩnh mạch: hòa tan 1g Ceftriaxone trong 10ml nước cất vô khuẩn để pha tiêm. Thời gian tiêm: 2– 4 phút.
– Tiêm truyền: hòa tan 2g Ceftriaxone trong 40ml dung dịch tiêm truyền không có Calcium như: dung dịch Sodium chloride 0,9%, Glucose 5%, Glucose 10%, hoặc dung dịch Sodium chloride 0,45% và Glucose 2,5%. Thời gian truyền tĩnh mạch ít nhất là 30 phút.

Tiêu chuẩn

TCCS